Hiện nay, Baba gai và baba trơn là hai loại baba khá phổ biến và được nhiều người nông dân chọn để nuôi với số lượng lớn. Nhưng phân biệt baba gai và baba trơn như thế nào? Nên chọn loại baba nào để nuôi phù hợp với từng vùng miền? Đây là một kinh nghiệm nuôi ba ba mà bà con cần biết. Hãy cùng Trang Trại Bình Minh tìm hiểu nhé.
I. Các đặc điểm của baba gai và baba trơn
1. Tập tính chung của ba ba
– Ba ba có một số tập tính sinh sống đặc biệt:
+ Tuy là động vật sống hoang dã, nhưng rất dễ nuôi trong ao, bể nhỏ.
+ Sống dưới nước là chính, nhưng có thể sống trên cạn và có lúc rất cần sống trên cạn. Ba ba thở bằng phổi là chính nên thỉnh thoảng phải nhô lên mặt nước để hít thở không khí. Mùa đông lạnh, cường độ hô hấp nhỏ, ba ba có thể rút trong bùn ở đáy ao, dựa vào cơ quan hô hấp phụ trong cổ họng để thở, cơ quan hô hấp phụ tựa mang cá, ba ba lấy oxy trong nước và thải CO2 trong máu vào nước qua cơ quan này. Ba ba lên khỏi mặt nước khi có nhu cầu di chuyển, đẻ trứng, phơi lưng…
+ Vừa biết bơi, vừa biết bò, leo, biết vùi mình nằm trong bùn cát, đặc biệt có thể đào hang trú ẩn, đào khoét bờ ao chui sang ao bên cạnh.
– Ba ba nhút nhát lại vừa hung dữ. Ba ba thích sống nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn, kín đáo. Khi thấy có tiếng động mạnh, có bóng người hay bóng súc vật đến gần, chúng lập tức nhảy xuống nước lẩn trốn. Tính hung dữ của ba ba thể hiện ở chỗ hay cắn nhau rất đau, con lớn hay cắn và ăn tranh mồi của con bé, bị đói lâu có thể ăn thịt con bé. Khi có người hoặc động vật muốn bắt nó, nó có phản ứng tự vệ rất nhanh là vươn cổ dài ra cắn.
2. Đặc điểm của baba gai
– Baba gai phân bố tự nhiên chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc
– Da bụng baba gai màu xám trắng, trên điểm rất nhiều chấm đen nhỏ, làm da bụng có màu xám đen lúc nhỏ và xám trắng lúc lớn.
– Baba gai lúc mới nở có quy cỡ từ 6 – 18g/ con. Tốc độ lớn của ba ba phụ thuộc vào loài, kỹ thuật nuôi và điều kiện môi trường nuôi.
– Từ cỡ giống 100 – 200g/con, sau khi nuôi 6 – 8 tháng, ba ba hoa có thể đạt cỡ 1 – 2kg/con đối với miền Bắc; từ 1,6 – 2kg/ con đối với miền Nam.
– Baba gai cỡ 2 kg trở lên mới bắt đầu đẻ trứng. Trứng ba ba thụ tinh trong.
3. Đặc điểm của baba trơn
– Baba trơn còn gọi phân bố tự nhiên chủ yếu ở các vùng nước ngọt thuộc đồng bằng sông Hồng.
– Da bụng baba trơn lúc nhỏ màu đỏ, khi lớn màu đỏ nhạt dần, khi đạt cỡ 2 kg trở lên gần như màu trắng. Trên nền da bụng điểm khoảng trên dưới 10 chấm đen to và đậm, vị trí từng chấm tương đối cố định, các chấm đen này loang to nhưng nhạt dần khi ba ba lớn đần, khi đạt cỡ trên 2 kg phải quan sát kỹ mới thấy rõ.
– Baba trơn lúc mới nở có quy cỡ từ 3 – 6g/ con. Từ cỡ giống 100 – 200g/con, sau khi nuôi 6 – 8 tháng, ba ba trơn có thể đạt cỡ 0,5 – 0,8kg/con đối với miền Bắc; từ 0,8 – 1kg/ con đối với miền Nam.
– Baba trơn cỡ 0,5kg mới bắt đầu đẻ trứng lần đầu, tuổi tương ứng là 2 năm.
Tính thời vụ rất rõ rệt giữa 2 vùng của ba ba trơn
– Baba trơn nuôi ở các tỉnh phía Bắc: một số con đẻ sớm vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 (dương lịch), đẻ rộ trong các tháng 5 – 7 sau đó đẻ rải rác tiếp các tháng 8 đến cuối tháng 10 là kết thúc vụ đẻ.
– Thời vụ nuôi bắt đầu vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 12. Từ giữa tháng 12 đến hết tháng 2 thời tiết lạnh nhiệt độ nước dưới 18 độ C, có khi dưới 15 độ C ba ba không ăn và không lớn. Các tháng ba ba sinh trưởng nhanh nhất là từ tháng 5 đến tháng 10.
– Baba trơn nuôi ở các tỉnh miền Trung và phía Nam: hầu như ăn mồi quanh năm, sinh trưởng liên tục và đẻ quanh năm, do khí hậu ấm áp quanh năm không có mùa đông lạnh như các tỉnh phía Bắc. Trong vùng này, nhiệt độ nước các ao nuôi ba ba trong năm dao động chủ yếu trong phạm vi từ 24 – 32 độ C, ít khi dưới 22 độ C hoặc trên 33 độ C. Những nơi có điều kiện cấp nước tốt có thể khống chế được nhiệt độ nước trong phạm vi thích hợp nhất từ 26 – 30 độ C.
II, Cách phân biệt baba gai và baba trơn
Cách phân biệt nhanh nhất là dựa vào màu da bụng và hoa vân trên bụng.
– Da bụng ba ba trơn lúc nhỏ màu đỏ, khi lớn màu đỏ nhạt dần, khi đạt cỡ 2 kg trở lên gần như màu trắng. Trên nền da bụng điểm khoảng trên dưới 10 chấm đen to và đậm, vị trí từng chấm tương đối cố định, các chấm đen này loang to nhưng nhạt dần khi ba ba lớn đần, khi đạt cỡ trên 2 kg phải quan sát kỹ mới thấy rõ.
– Da bụng baba gai màu xám trắng, trên điểm rất nhiều chấm đen nhỏ, làm da bụng có màu xám đen lúc nhỏ và xám trắng lúc lớn.
Hơn nữa, baba gai thường phát triển nhanh hơn gấp 2 lần so với baba trơn. Baba trơn ở miền Bắc cũng khá khó nuôi, phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ nên người ta thường nuôi baba gai nhiều hơn.
Sau khi nắm rõ được quy trình nuôi ba ba thì sau bài viết này, bà con lại biết được thêm mình nên nuôi loại baba nào, cách phân biệt chúng để đi mua giống không bị nhầm lẫn.
Xem thêm:
Nguồn: nuoibaba.com